Trong 2 kiốt chật hẹp cạnh nhà vệ sinh, hàng ngày có khoảng 500 lít nước mắm được pha chế bằng loại hóa chất lạ cùng nhiều loại phụ gia xuất xứ từ Trung Quốc được tung ra thị trường.
Sáng 31/1, cơ quan chức năng thị xã Thuận An (Bình Dương) bất ngờ kiểm tra chi nhánh của Công ty TNHH Hòn Mê tại khu dân cư 434 (khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa), phát hiện dây chuyền sản xuất mắm bẩn cạnh nhà vệ sinh .
Trong 2 kiốt thuê của công ty Hòn Mê, lực lượng chức năng thu giữ hàng nghìn chai nước mắm, lọ mắm mang nhãn hiệu Đại Dương Phan Thiết; nước mắm cá cơm Hòn Mê. Hai sản phẩm này ghi trên nhãn là đã được Bộ Y tế trao tặng thương hiệu “cúp vàng” an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng, và chuẩn bị tung ra thị trường Tết 2013.
Ngoài ra, còn có hàng nghìn lọ mắm tôm Hậu Lộc được gắn nhãn “Đặc sản Thanh Hóa”, hàng trăm bình nước mắm cá cơm Phan Thiết mang nhãn Đại Phú và nhiều bình, chai lọ, nhãn mác; hàng chục thùng nước mắm nguyên liệu, nhiều thùng hóa chất lỏng có “mùi lạ” và nhiều phẩm màu để pha chế cũng bị thu giữ.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện quản lý của Công ty Hòn Mê cho biết, đã pha trộn cứ 100 lít nước mắm cộng với 200 lít nước và hóa chất (chưa xác định chủng loại, nguồn gốc) cùng 250 gr đường Trung Quốc là có 300 lít nước mắm thành phẩm. Đường và hóa chất được mua từ một ngôi chợ ở TP HCM. Trung bình, cứ 2 ngày thì sản xuất được 1.000 lít nước mắm theo công thức trên.
Tại hiện trường, hệ thống rửa chai, lọ được để hẳn trong nhà vệ sinh. Nơi pha chế là một chiếc bồn nhựa 1.000 lít được cơi nới bên cạnh. Từ chiếc bồn này “công thức” pha chế được thực hiện, sau đó theo ống nước chuyền đến “hệ thống” chiết xuất nước mắm ra chai lọ. Quản lý nơi này trình một số giấy tờ đăng ký chất lượng hàng hóa do Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương cấp phép. Tuy nhiên, khi đối chiếu với nhãn mác một số sản phẩm thì không trùng khớp.
Theo ông Lê Quốc Tiến, cán bộ Môi trường phường Bình Hòa, qua kiểm tra thực tế, các sản phẩm nước mắm được người quản lý khai nhập từ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, nhưng tại thời điểm kiểm tra nơi đây không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hàng hóa nào. Còn những hóa chất và phụ gia được xác định có xuất xứ từ Đài Loan và Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Sang, cán bộ phường Bình Hòa cho hay, từ tháng 7/2012, người dân phản ánh rất nhiều về việc cơ sở chế biến các loại mắm này gây ô nhiễm môi trường, mùi hôi thối bốc ra từ nơi sản xuất. Cơ sở này không có giấy phép hoạt động tại phường Bình Hòa. Công ty Hòn Mê có đăng ký giấy phép kinh doanh tại khu phố 2, phường An Phú (thị xã Thuận An).
"Chúng tôi mong muốn cần sớm xác định rõ loại hóa chất sử dụng pha chế mắm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thế nào nhằm có biện pháp xử lý”, ông Sang bức xúc
Cơ quan chức năng liên ngành đã lập biên bản một số sản phẩm có dấu hiệu sai nhãn hàng hóa, niêm phong toàn bộ hàng hóa và lấy mẫu các hóa chất “lạ” mang đi kiểm nghiệm.
Nhiều bình hóa chất tại cơ sở chế biến nước mắm. Ảnh: Nguyệt Triều |
Sáng 31/1, cơ quan chức năng thị xã Thuận An (Bình Dương) bất ngờ kiểm tra chi nhánh của Công ty TNHH Hòn Mê tại khu dân cư 434 (khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa), phát hiện dây chuyền sản xuất mắm bẩn cạnh nhà vệ sinh .
Trong 2 kiốt thuê của công ty Hòn Mê, lực lượng chức năng thu giữ hàng nghìn chai nước mắm, lọ mắm mang nhãn hiệu Đại Dương Phan Thiết; nước mắm cá cơm Hòn Mê. Hai sản phẩm này ghi trên nhãn là đã được Bộ Y tế trao tặng thương hiệu “cúp vàng” an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng, và chuẩn bị tung ra thị trường Tết 2013.
Ngoài ra, còn có hàng nghìn lọ mắm tôm Hậu Lộc được gắn nhãn “Đặc sản Thanh Hóa”, hàng trăm bình nước mắm cá cơm Phan Thiết mang nhãn Đại Phú và nhiều bình, chai lọ, nhãn mác; hàng chục thùng nước mắm nguyên liệu, nhiều thùng hóa chất lỏng có “mùi lạ” và nhiều phẩm màu để pha chế cũng bị thu giữ.
Hệ thống chuyền nước mắm thành phẩm. Ảnh: Nguyệt Triều |
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện quản lý của Công ty Hòn Mê cho biết, đã pha trộn cứ 100 lít nước mắm cộng với 200 lít nước và hóa chất (chưa xác định chủng loại, nguồn gốc) cùng 250 gr đường Trung Quốc là có 300 lít nước mắm thành phẩm. Đường và hóa chất được mua từ một ngôi chợ ở TP HCM. Trung bình, cứ 2 ngày thì sản xuất được 1.000 lít nước mắm theo công thức trên.
Tại hiện trường, hệ thống rửa chai, lọ được để hẳn trong nhà vệ sinh. Nơi pha chế là một chiếc bồn nhựa 1.000 lít được cơi nới bên cạnh. Từ chiếc bồn này “công thức” pha chế được thực hiện, sau đó theo ống nước chuyền đến “hệ thống” chiết xuất nước mắm ra chai lọ. Quản lý nơi này trình một số giấy tờ đăng ký chất lượng hàng hóa do Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương cấp phép. Tuy nhiên, khi đối chiếu với nhãn mác một số sản phẩm thì không trùng khớp.
Theo ông Lê Quốc Tiến, cán bộ Môi trường phường Bình Hòa, qua kiểm tra thực tế, các sản phẩm nước mắm được người quản lý khai nhập từ Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, nhưng tại thời điểm kiểm tra nơi đây không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hàng hóa nào. Còn những hóa chất và phụ gia được xác định có xuất xứ từ Đài Loan và Trung Quốc.
Các lọ mắm thành phẩm tại cơ sở. Ảnh: Nguyệt Triều. |
Ông Nguyễn Văn Sang, cán bộ phường Bình Hòa cho hay, từ tháng 7/2012, người dân phản ánh rất nhiều về việc cơ sở chế biến các loại mắm này gây ô nhiễm môi trường, mùi hôi thối bốc ra từ nơi sản xuất. Cơ sở này không có giấy phép hoạt động tại phường Bình Hòa. Công ty Hòn Mê có đăng ký giấy phép kinh doanh tại khu phố 2, phường An Phú (thị xã Thuận An).
"Chúng tôi mong muốn cần sớm xác định rõ loại hóa chất sử dụng pha chế mắm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thế nào nhằm có biện pháp xử lý”, ông Sang bức xúc
Cơ quan chức năng liên ngành đã lập biên bản một số sản phẩm có dấu hiệu sai nhãn hàng hóa, niêm phong toàn bộ hàng hóa và lấy mẫu các hóa chất “lạ” mang đi kiểm nghiệm.
2 nhận xét
Cách làm nước mắm hóa chất thu lại lợi nhuận cao, thảo nào nhiều người lợi dụng quá
Mình cũng đồng ý với bạn trên về vấn đề nước mắm hóa chất. Thật đáng quan ngại.